Xét nghiệm ADN ông cháu: Những thông tin cần nắm
Xét nghiệm ADN ông cháu có chính xác không? Nên thực hiện ở đâu?... bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin cần nắm về xét nghiệm ADN ông cháu để bạn cùng nắm, có được sự chuẩn bị và lựa chọn tốt hơn khi có nhu cầu xác nhận mối quan hệ huyết thống giữa ông – cháu.
1. Có thể xét nghiệm ADN ông cháu không?
Trong những trường hợp không lấy được mẫu thử của bố, phương án xét nghiệm ADN sẽ được thực hiện để xác nhận mối quan hệ huyết thống bởi theo quy luật di truyền thì nam giới trong cùng một dòng họ đều sẽ mang nhiễm sắc thể di truyền Y giống nhau.
Tương tự như các loại xét nghiệm di truyền khác, xét nghiệm ADN ông cháu sẽ giúp xác định được mối quan hệ huyết thống thông qua việc phân tích và so sánh trình tự ADN.
Về tính chính xác, các chuyên gia cho biết, xét nghiệm ADN ông cháu có kết quả đảm bảo tính chính xác gần như tuyệt đối, đạt lên đến 99.99999998% trong trường hợp có quan hệ huyết thống, và chính xác tuyệt đối (100%) nếu không có quan hệ huyết thống, không có sự cho – nhận các alen giữa người ông và người cháu giả định.
Khi lựa chọn phương án xét nghiệm ADN ông cháu, để tăng độ tin cậy của kết quả xét nghiệm, tránh nhầm lẫn thì các bác sĩ thường sẽ khuyến khích lấy thêm mẫu thử từ người mẹ. Dựa vào đây, kỹ thuật viên sẽ có thêm nhiều trình tự di truyền hơn để so sánh.
2. Quy trình xét nghiệm ADN ông cháu
Xét nghiệm ADN ông cháu có quy trình vô cùng đơn giản và nhanh chóng với các bước như sa:
- Bước 1: Thu thập mẫu
Mẫu phẩm sử dụng được để xét nghiệm ADN ông cháu là rất đa dạng. Chúng ta có thể sử dụng một trong số các mẫu phẩn như: máu, niêm mạc miệng, tóc có chân, móng tay hoặc móng chân, mẫu cuống rốn của thai nhi… Trong đó, các mẫu phẩm là tóc, móng tay/móng chân, cuống rốn hay niêm mạc miệng có thể thu thập tại nhà và gửi về trung tâm xét nghiệm.
Về quy cách lấy mẫu phẩm, mẫu máu tốt hơn hết nên được lấy tại trung tâm xét nghiệm ADN để dễ bề cho việc bảo quản đúng kỹ thuật. Với mẫu tóc, cần phải lấy được từ 5 – 6 sợi tóc có chân (kiểm tra bằng cách để sợi tóc thu thập được lên tờ giấy A4, nếu thấy tóc dính vào giấy thì chứng tỏ đã lấy được cả phần chân tóc). Với mẫu móng tay/chân, người lớn nên lấy với lượng từ 5 – 6 móng, còn trẻ em thì nên lấy cả bàn.
- Bước 2: Bảo quản và gửi mẫu tới trung tâm xét nghiệm ADN
Các mẫu phẩm như tóc, móng tay/móng chân, cuống rốn đều có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Lưu ý là mẫu của mỗi người cần được để riêng và ghi rõ thông tin để tránh bị nhầm lẫn, gây ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, mẫu phẩm cần tránh bị dính bẩn vì có thể sẽ gây sai lệch kết quả.
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, tóc và móng có thể bảo quản được trên hơn 1 tháng, còn với mẫu niêm mạc miệng, không nên bảo quản trong túi bóng kín vì độ ẩm có thể sẽ làm nhiễm khuẩn, hỏng mẫu. Sau khi lấy mẫu niêm mạc miệng xong thì tốt hơn hết là nên gửi tới trung tâm xét nghiệm ADN càng sớm càng tốt.
- Bước 3: Phân tích trình tự ADN trên mẫu
Các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân tích trình tự ADN trên mẫu, sau đó đem so sánh các mẫu với nhau để xác nhận quan hệ huyết thống ông – cháu. Trình tự các mẫu càng gần nhau thì khả năng có quan hệ huyết thống càng cao.
- Bước 4: Trả kết quả
Thông thường, sau từ 1 – 3 tuần, chúng ta sẽ nhận được kết quả xét nghiệm ADN ôn – cháu. Trong trường hợp cần nhận kết quả sớm hơn, khách hàng có thể chọn gói dịch vụ báo kết quả nhanh, chỉ sau từ 4 – 6 tiếng đồng hồ (không tính thời gian lấy mẫu).
Trên đây chúng ta vừa cùng tham khảo một số thông tin liên quan đến xét nghiệm ADN ông cháu. Để được tư vấn rõ hơn, nhận báo giá chính xác và hỗ trợ làm xét nghiệm ADN ông cháu chính xác nhất, nhanh nhất bởi các chuyên gia hàng đầu, cam kết bảo hành kết quả… hãy liên hệ Loci ngay hôm nay.
ĐT