Giải đáp các thắc mắc khi xét nghiệm ADN thai nhi
So với các mục đích xét nghiệm ADN khác, xét nghiệm ADN thai nhi là vấn đề tế nhị, liên quan tới vấn đề về đạo đức, quyết định mối quan hệ, hạnh phục của cả một gia đình. Chính vì vậy, xung quanh việc xét nghiệm ADN có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp trước khi thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Có thể xét nghiệm ADN bằng những phương pháp nào?
Ngày nay, khi có nhu cầu làm xét nghiệm ADN thai nhi thì mẹ bầu có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau:
+ Xét nghiệm ADN thai nhi bằng máu
Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi bằng máu là phương pháp ra đời sau cùng và mới nhất hiện nay. Với phương pháp này, để xác nhận huyết thống của thai nhi với người cha giả định, các chuyên gia sẽ tiến hành thu thập mẫu máu của người mẹ thông qua đường tĩnh mạch. Vì từ tuần thứ 8 trở đi, các tế bào ADN tự do của thai nhi sẽ xuất hiện trong máu của người mẹ. Dựa trên việc phân tích máu của người mẹ, bác sĩ sẽ tách chiết ADN của thai nhi, làm căn cứ để xác nhận quan hệ huyết thống của thai nhi với người cha giả định.
+ Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp chọc ối
Ngoài máu, chúng ta còn có thể sử dụng nước ối làm mẫu phẩm để xét nghiệm ADN thai nhi. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn trực tiếp vào bào thai, tiềm ẩn các nguy cơ về sẩy thai, nhiễm trùng nước ối… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, phương pháp này chỉ được thực hiện khi thai nhi đã phát triển ổn dịnh, từ tuần thứ 14 – 16 của thai kì. Ngoài ra, phương pháp này cũng chỉ được khuyến khích lựa chọn, kết hợp trong trường hợp mẹ bầu có mong muốn được xét nghiệm các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng có kích thước siêu nhỏ, xâm lấn qua đường thành bụng của người mẹ và thu thập một lượng nước ối từ 15 – 30ml. Lượng nước ối được lấy đi sau đó được cơ thể sản sinh để bù lại nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về nguy cơ thiếu ối.
+ Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp sinh thiết gai nhau
Tương tự như chọc ối, xét nghiệm ADN bằng sinh thiết gai nhau cũng là phương pháp mang tính xâm lấn, chỉ được khuyên chọn nếu như mẹ bầu có nhu cầu xét nghiệm về các căn bệnh di truyền cho thai nhi bởi có tiềm ẩn nguy cơ gây sẩy thai. Về thời gian, việc xét nghiệm ADN bằng sinh thiết gai nhau được khuyến cáo tiến hành khi thai nhi đủ từ 10 – 13 tuần tuổi.
2. Phương pháp xét nghiệm ADN nào an toàn nhất?
Trong số 3 phương pháp xét nghiệm ADN vừa nêu ở trên, phương pháp sử dụng mẫu máu được thu thập qua đường tĩnh mạch của người mẹ là an toàn nhất bởi không hề xâm lấn, tác động trực tiếp tới bào thai. Khi mẹ bầu chỉ có nhu cầu xác nhận huyết thống của thai nhi, không có nhu cầu xét nghiệm dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền… thì đây chính là phương pháp an toàn nhất để lựa chọn.
3. Xét nghiệm ADN thai nhi khi nào thì an toàn?
Để đảm bảo an toàn, tùy vào từng phương pháp được lựa chọn, mẹ bầu nên thực hiện vào khoảng thời gian theo đúng khuyến cáo của chuyên gia. Đối với phương pháp chọc ối là từ 14 – 16 tuần tuổi, còn với phương pháp sinh thiết gai nhau là từ 10 – 13 tuần tuổi. Việc thực hiện sớm hơn thời gian được khuyến cáo không những tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai cao hơn, mà còn không đảm bảo được tính chính xác.
4. Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không?
Theo các chuyên gia, kết quả xét nghiệm ADN đối với cả 3 phương pháp hiện nay đều cho tính chính xác rất cao, hoàn toàn có thể tin tưởng. Nếu mẫu phẩm được lấy đúng kỹ thuật, không xảy ra bất cứ nhầm lẫn nào trong bảo quản, xét nghiệm… thì tính chính xác là tuyệt đối trong trường hợp thai nhi không có quan hệ huyết thống với người cha giả định, chính xác từ 99.9% trở lên trong trường hợp thai nhi có quan hệ huyết thống với người cha giả định.
5. Xét nghiệm ADN thai nhi bao lâu thì có kết quả?
Thông thường, xét nghiệm ADN thai nhi sẽ có kết quả từ sau 4 – 6 tiếng đồng hồ, không kể thời gian lấy mẫu. Tuy nhiên, kết quả chỉ được trả sớm nếu như khách hàng đòi hỏi, sử dụng dịch vụ xét nghiệm nhanh. Trường hợp không yêu cầu, kết quả sẽ được trả trong vòng từ 5 – 7 ngày làm việc.
ĐT